Cách Thiết Kế Nhà Vệ Sinh Trong Nhà Ống Hợp Phong Thủy

Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống hợp phong thủy là đều rất quan trọng trong thiết kế để làm sao có được một không gian đẹp ,tiện ích và đẹp mắt. Bởi vậy việc bố trí nhà vệ sinh sao cho hợp lý vừa đảm bảo yếu tố phong thủy luôn là vấn đề đau đầu của các gia chủ. Vì thế, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn cách bố trí thích hợp mà luôn thông thoáng, tiện lợi mà thoải mái.

thiết kế nhà vệ sinh cho nhà ống

Khi thiết kế nhà vệ sinh trong nhà ống có những đặc điểm gì?

Đối với những công trình biệt thự, hay những ngôi nhà có diện tích rộng thường thì sẽ thiết kế nhà vệ sinh rộng từ 5m2 đến 7m2 và cách biệt với nhà tắm, nhà vệ sinh và nhà tắm liền kề với nhau ngăn cách nhau bởi 1 bức tường.
Đó là những gia chủ rất điều kiện. Những mảnh đất hẹp chỉ hợp để xây nhà thì bạn tận dụng những không gian trống để làm xây dựng nhà vệ sinh.

Đặc điểm nổi bật nhất của kiểu nhà ống là:

  • Hẹp ngang, sâu về sau
  • Xây cao nằm liền kề sát nhau theo tầng.

Tuy nhiên kiểu nhà ống này cũng có những có nhược điểm là:

  • Đa số các công trình đều chỉ có 1 mặt tiền để hướng ra đường, 3 mặt tiếp giáp các căn hộ 2 bên và phía sau lưng.
  • Điều này làm ảnh hưởng đến sự thông thoáng, lưu thông không khí và lấy sáng cho các không gian sống trong nhà.

Vì thế khi chọn kiểu nhà ống đòi hỏi sự thiết kế và tính toán kỹ lưỡng làm sao lấy được ánh sáng và kết hợp với các trang thiết bị và không khí tự nhiên từ trên sân thượng xuống các tầng. Ngoài ra, thiết kế tạo hình kiến trúc mặt tiền nhà khá đơn điệu, không có được sự đa dạng trong bố cục chung.

Tại sao cần bố trí nhà vệ sinh hợp phong thủy

Vị trí đặt nhà vệ sinh

  • Khi thiết kế nhà vệ sinh ống người ta kiêng kỵ nhất là bố trí nhà vệ sinh nằm trên lối vào nhà và nằm trên khu vực bếp ăn, phòng ngủ,…vì vậy nên chọn các khu vực thuận tiện cho sự đi lại, thoáng khí để đặt nhà vệ sinh.
  • Trong nhà ống nhiều tầng thì nên bố trí nhà vệ sinh ở các tầng theo một trục thẳng đứng để dễ bề lắp đường ống nước và hệ thống điện hợp lý.
  • Nên bố trí nhà vệ sinh tại góc cuối cùng của ngôi nhà để có thể che khuất đi tầm nhìn và không đối diện với cửa ra vào của phòng ngủ hay phòng bếp hay cửa chính của bạn.
  • Còn đối với những nhà không được vuông vắn thì nhà vệ sinh thường đặt ở những góc thừa, vừa hợp phong thủy lại làm cho các không gian khác được vuông vức hơn.

Hướng nhà vệ sinh

Để bố trí nhà vệ sinh hợp lý, thì việc chỉ chú ý là vị trí nhà vệ sinh thôi chưa đủ, vì phương hướng đặt rất quan trọng. Thông thường hướng WC được tính theo hướng bồn cầu, chúng ta nên chọn đặt WC ở vị trí xấu để che sát.

Theo các chuyên gia phong thủy thì hướng tốt nhất để đặt nhà vệ sinh là hướng Đông Bắc hoặc Tây Nam bởi những hướng này sinh Thổ mà Thổ khắc Thủy nên sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe cũng như tài vận của các thành viên trong gia đình.

hướng nhà vệ sinh

Cách bố trí nội thất trong nhà vệ sinh

Căn phòng tắm nhỏ trong nhà ống nếu biết cách trang trí và sắp xếp hợp lý, thì bạn sẽ có một không gian sử vừa vặn, đẹp mắt và cũng vô cùng phong cách, hiện đại.Nội thất của một nhà vệ sinh gồm 3 khu vực chính: bồn cầu, chậu rửa và khu vực tắm đứng. Do vậy cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống hợp lý sẽ mang tới sự đẹp mắt mang tính phong thủy cho gia đình bạn.

Sau đây là một số gợi ý cách bố trí nội thất đơn giản mà bạn có thể lựa chọn:

  • Để bố trí nhà vệ sinh hợp lý, bạn nên phân chia thành khu vực ướt và khu vực khô. Khu vực khô dùng lắp bồn cầu, chậu rửa còn khu vực ướt dùng để tắm. Ngoài ra bạn có thể dùng các vách ngăn hoặc tạo C độ cao cho nền khu vực ướt thấp hơn khu vực khô để tách biệt hai không gian.
  • Nếu nhà vệ sinh trong nhà ống có kích thước nhỏ, quý khách nên lát gạch ốp màu sáng. Đồng thời, sử dụng gương để bố trí cho nhà vệ sinh trong nhà ống giúp nhân đôi không gian..
  • Nếu nhà vệ sinh trong nhà ống có diện tích không quá nhỏ, khoảng 4m2 trở lên thì ngoài các thiết bị chính chúng ta có thể lắp đặt thêm bồn tắm nằm hoặc bồn tiểu nam để tăng thêm tiện ích.
  • Đối với nhà ống nhiều tầng thì cách bố trí hợp lý cho nhà tắm là lắp đặt theo trục đứng để dễ dàng đi đường ống, điện nước.
  • Nên thiết kế, lắp đặt thêm hệ thống thông gió trong nhà vệ sinh và cửa sổ quay về hướng mặt trời để đảm bảo toilet luôn thông thoáng và khô ráo.

Ngoài cách bố trí trên bạn có thể thêm các cây trồng trong nhà vệ sinh để khử mùi hôi, khử đọc và hạn chế nguồn năng lượng tiêu cực tỏa ra từ bồn cầu.

bố trí thiết bị hợp lý

Một số điều cần tránh khi bố trí nhà vệ sinh

Không đặt cửa nhà vệ sinh đối diện cửa chính

Hướng cửa chính còn gọi là hướng phong thủy của ngôi nhà. Bởi vậy, cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống là kiêng kỵ cửa nhà toilet đối diện cửa chính. Việc đặt đối diện nhau sẽ khiến âm khí xộc thẳng vào ngồi nhà làm cho các thành viên trong gia đình gặp phải những khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc.

Tránh đặt nhà vệ sinh trong phòng khách, nhà bếp

Phòng khách được xem là không gian mang ý nghĩa phong thủy quan trọng, nơi đầu tiên đón khách. Vì vậy, nếu bạn đặt nhà vệ sinh trên phòng khách sẽ khiến sẽ mang năng lượng tích cực đè nặng, nếu phòng khách nằm ở vị trí trung cung thì lại rất nguy hiểm.

Bếp ăn là khu vực dành riêng cho việc chế biến những món ăn hằng ngày cũng quyết định đến trực tiếp đến sức khỏe của gia đình bạn. Vì trong nhà vệ sinh là nơi ẩn chứa nhiều loại vi khuẩn và khí hôi độc hại.

Do đó, việc đặt nhà vệ sinh cạnh bếp ăn sẽ không đảm bảo vệ sinh cũng như theo phong thủy và dễ khiến chúng ta dễ mắc các bệnh về hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý cửa nhà vệ sinh không được mở thẳng sang bếp nấu.

Không đặt nhà vệ sinh hướng chính nam

Theo phong thủy, hướng chính Nam là Li quái, thuộc mệnh Hỏa trong ngũ hành, trong khi đó nhà vệ sinh lại có Thủy khí mạnh. Nếu bạn bố trí nhà vệ sinh hướng này sẽ tạo sự khắc chế Hỏa địa, điều này không mang lại may mắn, nhất là khi bạn mệnh Hỏa.

Nhà vệ sinh tránh đặt ở trung tâm ngôi nhà

Trung tâm ngôi nhà như trái tim là nơi hội tụ những luồng khí tốt. Vì vậy, bạn phải tuyệt đối không thiết lập nhà vệ sinh tại trung tâm của ngôi nhà của chính mình. Vì toilet vốn là nơi chứa nhiều khí ô huế, vi khuẩn và nấm mốc. Việc đặt nhà vệ sinh ở trung tâm ngôi nhà sẽ làm các khí ô huế gây ô nhiễm toàn bộ ngôi nhà.

lưu ý khi thiết kế

Một số điểm cần lưu ý khi thiết kế nhà vệ sinh trong nhà ống

Nhà vệ sinh cần xây đặt ở cuối hướng gió hoặc nơi kín gió. Đặt hướng theo nguyên tắc bất di bất dịch để nhà vệ sinh của bạn theo phong thủy.

  • Không nên đặt nhà vệ sinh có thể nhìn thẳng ra cửa chính vì sẽ không hợp lý phong thủy. Nó sẽ dễ phát sinh bệnh tật, sức khỏe suy giảm.
  • Không nên giảm bớt không gian phòng vệ sinh để tiết kiệm diện tích vì điều này không phù hợp phong thủy vừa mất vệ sinh. Tuy nhiên, cải tạo gian vệ sinh thành nơi để đồ đạc lại không gây ra ảnh hưởng gì đến gia vận của bạn
  • Nhà vệ sinh cần được giữ gìn sạch sẽ, thoáng đãng. Nếu nhà vệ sinh bạn có cửa sổ hãy thường xuyên mở cửa để nguồn không khí từ bên ngoài vào làm cho nhà vệ sinh thông thoáng.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách thiết kế nhà vệ sinh hợp lý chuẩn phong thủy. Nếu như quý khách hàng còn những thắc mắc hay câu hỏi gì hãy liên hệ với SHOWROOM TRƯỜNG PHÚC để được tư vấn và giải đáp. Xin cảm ơn!

The post Cách Thiết Kế Nhà Vệ Sinh Trong Nhà Ống Hợp Phong Thủy appeared first on Showroom Phúc Trường.

Nguồn bài viết: https://ift.tt/3GRFlHa

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Kích thước bồn cầu và bản vẽ lắp đặt các loại bồn hiện nay

Kích Thước Bồn Tắm Nằm Nhỏ Nhất Phù Hợp Với Mọi Nhà

Bồn Tắm Giá Bao Nhiêu? Cách Lựa Chọn Bồn Tắm Phù Hợp